Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

VỀ VIỆC TRUNG QUỐC CHIẾM MỘT PHẦN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM



Mai Hoa tổng hợp
Tháng 01 năm 1988, CHND Trung Hoa đã huy động một lực lượng hải quân gồm nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa xuất phát từ Hải Nam tiến xuống phía Nam, trong đó có 4 chiếc đến khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động các tàu vận tải của Việt Nam trong khu vực biển gần bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên[1], xâm chiếm tại bãi đá Chữ Thập[2] và Châu Viên, xây nhà, cắm cờ Trung Quốc trên hai đảo này, làm bàn đạp để mở rộng các hành động lấn chiếm trên quần đảo. Lực lượng tàu chiến này đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh đặc biệt được thành lập để tổ chức triển khai chiến dịch đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

VỀ MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG THỜI CHỐNG PHÁP: Chiến khu Láng Le



Chiến khu Láng Le - Bàu Cò: Gọi là chiến khu Láng Le vì đây là một vùng đầm lầy có nhiều chim lele tụ tập. Láng Le - Bàu Cò nằm trên bờ rạch Láng Le và rạch Cái Tăm cách Sài Gòn khoảng 20km về phía Tây Nam, giáp ranh xã Tân Nhựt và khu kinh tế mới Lê Minh Xuân chạy đến Gò Xoài, Vườn Thơm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng, nhân dân ở đây sớm có truyền thống đấu tranh yêu nước nồng nàn.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Khái niệm QUÂN KHU 6



QUÂN KHU 6, tổ chức hành chính QS theo vùng lãnh thổ, QK6 có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở cực Nam Trung Bộ trong KCCP và KCCM. Thành lập 1961, trên cơ sở các tỉnh thuộc Nam Liên khu 5 với tên gọi T6, do BTL Miền (B2) trực tiếp chỉ đạo, gồm 7 tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắc Lắc và Quảng Đức (tỉnh do chính quyền Sài Gòn thành lập 1959, gồm 3 huyện của Đắk Nông ngày nay). Địa bàn QK6 thay đổi nhiều: cuối 1961, tách Lâm Đồng, Quảng Đức để cùng Phước Long (tách từ Quân khu 7) thành lập Khu 10 (còn gọi là Quân khu 10 hay T10), do BTL Miền (B2) trực tiếp chỉ đạo. 10.1963, QK6 có thêm các tỉnh Khu 10 (do Khu 10 giải thể) và tách các tỉnh Khánh Hoà, Đắc Lắc về Quân khu 5.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Khái niệm QUÂN KHU 5



QUÂN KHU 5, tổ chức hành chính QS theo vùng lãnh thổ, QK5 có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh ở miền Trung, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thành lập 1.1949 (hợp nhất Chiến khu 5, Chiến khu 6 và Phân khu 15) thành Liên khu 5. Ngày truyền thống 16.10.1945. Từ 1945-1960, địa bàn QK5 được tổ chức thành Chiến khu 5 (Khu 5) gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, các vùng phía Đông tỉnh Kon Tum, Gia Lai; Chiến khu 6 (Khu 6) gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng và Phân khu 15 gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, các vùng phía Tây tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. 27.7.1961,

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN THỨ 21 VÀ ĐƯỜNG LỐI HOÀN THÀNH SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG MIỀN NAM



Tháng 6 - 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 21* (đợt 1) và tháng 10-1973 (họp đợt 2), ra Nghị quyết về "Thắng lợi vĩ đại cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới". Trung ương Đảng nhất trí với nhận định của Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6 - 1973 đã được Bộ Chính trị thông qua, về hai khả năng: Hoặc do đấu tranh tích cực của ta trên ba mặt chính trị, quân sự, ngoại giao mà ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pari về Việt Nam, hoà bình được lập lại, hoặc ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Trung ương khẳng định: "Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công".

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

TIẾN CÔNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH XUÂN MẬU THÂN 1968 (31.1 - 28.2.1968),


TIẾN CÔNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH XUÂN MẬU THÂN 1968 (31.1 - 28.2.1968), tiến công chiến lược của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam vào Sài Gòn - Gia Định, trọng điểm tiến công chủ yếu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
        Sài Gòn là thành phố lớn nhất miền Nam, thủ đô của Việt Nam cộng hoà, được phòng thủ vững chắc. Đến cuối năm 1967, ở vòng ngoài, trên hướng Tây Bắc, ngoài căn cứ Đồng Dù với sư đoàn 25 và 2 lữ đoàn quân Mỹ cùng với sư đoàn bộ binh 25 quân đội Sài Gòn, nhiều tiểu đoàn biệt động quân và các đại đội bảo an; hướng Bắc có căn cứ Lai Khê của sư đoàn 1 bộ binh Mỹ cùng sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn và hàng chục tiểu đoàn biệt động quân, khi cần thiết, hướng này còn được lực lượng của trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ ở Bàu Trai, Bến Cát hỗ trợ;

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH VIỆT NAM


PGS, TS. Hồ Khang
Viện lịch sử quân sự Việt Nam
Thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương; công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân về nước. Đây là một cột mốc quan trọng trên con đường giải phóng dân tộc của toàn quân, toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Khái niệm QUÂN KHU 4


QUÂN KHU 4, tổ chức hành chính QS theo vùng lãnh thổ có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở Bắc Trung Bộ. Ngày thành lập 3.6.1957 (theo Sắc lệnh số 017 - SL của Chủ tịch nước, trên cơ sở Liên khu 4). Ngày truyền thống 15.10.1945. Địa bàn Quân khu được tổ chức lần lượt mang các tên gọi: Chiến khu 4 (1945-1946), Khu 4 (1946-1950), Liên khu 4 (1950-1957) gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. 10.9.1957, QK4 gồm khu vực Vĩnh Linh và các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

XUNG QUANH VẤN ĐỀ TRANH CHẤP HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA



Mai Hoa tổng hợp tư liệu
 Việc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có lịch sử từ trước khi Việt Nam - Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao chính thức. Năm 1909, Trung Quốc bắt đầu có tranh chấp quần đảo Hoàng Sa; năm 1930 tiến đến tranh chấp quần đảo Trường Sa.
Từ thế kỷ XVII, Triều đình phong kiến Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo đó. Cho đến đầu thế kỷ XX, không có nước nào tranh chấp chủ quyền tại đây. Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên biển Đông. Năm 1921, Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

TIẾN CÔNG HUẾ XUÂN MẬU THÂN 1968 (31.1 - 29.2.1968)


TIẾN CÔNG HUẾ XUÂN MẬU THÂN 1968 (31.1 - 29.2.1968), tiến công của lực lượng vũ trang Quân khu Trị - Thiên kết hợp với nổi dậy của nhân dân miền Nam nhằm giành quyền làm chủ, tiêu diệt lực lượng và cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn tại Thừa Thiên - Huế (trọng điểm là thành phố Huế) trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) trên toàn miền Nam Việt Nam.
Cuối năm 1967, để chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Nam Bộ, Trị - Thiên - Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975)


KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975), kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng miền Nam; bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Cuộc kháng chiến diễn ra trong những điều kiện mới, vừa thuận lợi nhưng cũng rất phức tạp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, có chính quyền vững mạnh, có lực lượng vũ trang anh dũng, có mặt trận đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân miền Nam giác ngộ chính trị cao, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.