Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

CẤU TRÚC PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC



Hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng của hoạt động nhận thức. Trong hoạt động này, chủ thể nhận thức là nhà khoa học, đối tượng nhận thức là đối tượng của khoa học, kết quả nhận thức là những tri thức khoa học. Quá trình nhận thức trong hoạt động khoa học là quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện thông qua một công trình.
Cấu trúc phương pháp luận khoa học nhìn chung được hình dung như sau:

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

CÁC HÀM NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM “LỊCH SỬ”



Thứ nhất, trên phương diện bản thể luận, “lịch sử” là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Lịch sử xã hội loài người là quá trình hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích nhất định. Những sự kiện lịch sử với những hình thức tồn tại cụ thể là đối tượng nhận thức của người nghiên cứu, tồn tại độc lập, khách quan ngoài ý thức của người nghiên cứu.
Thứ hai, trên phương diện nhận thức luận, “lịch sử” là sự hiểu biết, là tri thức của con người về những gì đã diễn ra trong quá khứ. Không phải mọi tri thức về quá khứ đều là tri thức khoa học. Tri thức lịch sử thực sự trở thành tri thức khoa học khi hoạt động nhận thức quá khứ là hoạt động khoa học.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM 1975-1979



Mai Hoa tổng hợp
Trong quan hệ giữa nhiều quốc gia, vấn đề biên giới là một trong những vấn đề vô cùng nhạy cảm. Đối với mọi quốc gia, việc xác định đường biên giới là một việc cần thiết và quan trọng, bởi biên giới là một sáng tạo pháp lý để xác định chủ quyền. Biên giới, chủ quyền lãnh thổ là vô cùng thiêng liêng và bất khả xâm phạm (inviolabilite).
Với Trung Quốc, Việt Nam có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.406 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến bờ biển vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Vân Nam), đi qua 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với hai tỉnh phía Trung Quốc[1]. Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới thực tế lịch sử, đến cuối thế kỷ XIX đã trở thành đường biên giới pháp lý (được luật pháp quốc tế thừa nhận).