Thứ nhất,
trên phương diện bản thể luận, “lịch sử” là quá trình phát triển
của tự nhiên và xã hội. Lịch sử xã hội loài người là quá trình hoạt động
của con người nhằm đạt tới mục đích nhất định. Những sự kiện lịch sử với những
hình thức tồn tại cụ thể là đối tượng nhận thức của người nghiên cứu, tồn tại
độc lập, khách quan ngoài ý thức của người nghiên cứu.
Thứ hai,
trên phương diện nhận thức luận, “lịch sử” là sự hiểu biết, là tri thức của con
người về những gì đã diễn ra trong quá khứ. Không phải mọi tri thức về quá khứ
đều là tri thức khoa học. Tri thức lịch sử thực sự trở thành tri thức khoa học
khi hoạt động nhận thức quá khứ là hoạt động khoa học.
Thứ ba,
chỉ khoa học lịch sử, tức là khoa học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã xảy
ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người và phát hiện ra qui luật
phát sinh phát triển của nó.
Ba hàm nghĩa trên có mối quan hệ chặt chẽ, không có hiện
thực lịch sử thì cũng không có nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử có phù hợp
với hiện thực lịch sử hay không phụ thuộc vào khoa học lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
CHÀO BẠN! NẾU CÓ THẮC MẮC HOẶC ĐÓNG GÓP, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI RẤT VUI VÌ BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!